Là chủ sở hữu của một chiếc xe máy, bạn biết rằng chiếc xe máy của mình là một cỗ máy mạnh mẽ, đáng tin cậy và là một người bạn đồng hành có thể đưa bạn đến những cung đường thú vị hàng trăm Km liên tục. Tuy nhiên, ngay cả những chiếc xe máy được bảo dưỡng một cách tốt nhất đôi khi cũng có thể phát sinh sự cố và khi chúng xảy ra, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về các mã lỗi có thể hiển thị trên bảng điều khiển của xe máy,Bảng mã lỗi xe Honda Fi.
Bạn đang lái xe Honda và đột nhiên gặp vấn đề với chiếc xe của mình? Bạn có thể gặp phải các vấn đề như động cơ không hoạt động, đèn báo lỗi xuất hiện trên bảng điều khiển, hoặc các lỗi khác liên quan đến hệ thống điện tử của xe. Những vấn đề này có thể gây khó chịu và cảm giác bất an khi bạn lái xe. Để giúp bạn giải quyết các vấn đề này, bạn cần biết những thông tin về bảng mã lỗi xe Honda, cách đọc bảng mã lỗi xe Honda, và cách sửa lỗi xe Honda,vision báo lỗi đèn vàng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá bảng mã lỗi xe Honda phổ biến nhất của xe máy Honda, ý nghĩa của chúng cũng như cách bạn có thể chẩn đoán và khắc phục các sự cố mà chúng gây ra.
Bạn cần cứu hộ xe máy liên hệ 0902155416
Tổng quan về bảng mã lỗi phổ biến trê xe Honda khi vận hành xe
Đa số các dòng xe hiện nay đều được trang bị hệ thống phun xăng điện tử, để giúp xe hoạt động êm ái, tiết kiệm nhiên liệu và độ an toàn cao hơn. Tuy nhiên, không phải hệ thống nào cũng hoàn hảo và hệ thống phun xăng điện tử cũng sẽ gặp trục trặc khi sử dụng.
Bởi dòng xe này được điều khiển hoạt động bằng IC, vì thế khi sửa chữa hay đoán bệnh, chúng ta phải biết được ý nghĩa của đèn nháy. Xe máy Honda sử dụng hệ thống bảng mã lỗi xe Honda tiêu chuẩn để giúp người lái và thợ sửa xe chẩn đoán các sự cố với xe. Các mã này được hiển thị trên bảng điều khiển của xe máy và có thể bao gồm từ các cảnh báo đơn giản đến các sự cố máy móc nghiêm trọng. Hôm nay chúng ta cùng xem qua bảng mã lỗi xe Honda cập nhật mới nhất qua bài viết sau đây.
Bảng mã lỗi xe Honda là gì?
Bảng mã lỗi xe Honda là một mã số đại diện cho một vấn đề cụ thể trên xe máy của bạn. Mã lỗi này được lưu trữ trong bộ nhớ của hệ thống điều khiển động cơ (ECU) của xe, và nó thường được truy xuất bằng cách sử dụng thiết bị đọc mã lỗi (OBD) khi xe đang trong trạng thái hoạt động được lập trình và thể hiện bằng những tín hiệu nhấp nháy của đèn Fi..
Bảng mã lỗi xe Honda được chia thành hai phần: mã lỗi động cơ và mã lỗi hệ thống điện tử. Mã lỗi động cơ thường gây ra các sự cố liên quan đến động cơ, trong khi mã lỗi hệ thống điện tử liên quan đến hệ thống điện và đèn xe.
Mỗi mã lỗi có ý nghĩa khác nhau và sẽ cung cấp thông tin về sự cố hoặc vấn đề cụ thể trên xe máy Honda của bạn! Dựa vào tần suất nháy của đèn Fi báo lỗi để xác định vị trí và thiết bị trục trặc hư hỏng đè khắc phục sửa chữa.
Bạn cần cứu hộ xe máy liên hệ 0902155416
Bảng mã lỗi xe Honda cập nhật mới nhất:
Mã MIL (Đèn báo sự cố) | Nguyên nhân | Triệu chứng |
8 | Cảm biến độ mở bướm ga TP: – Giắc nổi cảm biến TP hay tiếp xúc không tốt. – Hở mạch hay ngắn mạch cảm biến TP. – Cảm biến TP hỏng. |
– Động cơ vận hành kém khi tăng ga |
9 | Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT/TA: – Giắc nổi cảm biến IAT logn3 hay tiếp xúc không tốt. – Hở mạch hay ngắn mạch mạch điện IAT – Cảm biến IAT hỏng |
– Nhiệt độ khí nạp bị đặt giá trị, hiệu suất động cơ kém |
12 | Kim phun: -Giắc nối kim phun số 1 lỏng hay tiếp xúc kém – Hở mạch hay ngắn mạch mạch điện kim phun số 1 – Kim phun số 1 hỏng |
– Động cơ không hoạt động – Bơm xăng không hoạt động khi bật khóa |
21 | Cảm biến Oxy – Mạch cảm biến O2 hỏng. – Cảm biến O2 hỏng. |
– Không để được idling stop |
29 | Van tự động điều chỉnh tốc độ cầm chừng: – Giắc nối 4P của van IACV lỏng hay tiếp xúc không tốt – Dây điện đến van IACV hở mạch hay ngắn mạch – Van IACV hỏng |
– Chết máy – Khó khởi động động cơ – Tốc độ cầm chừng không ổn định ( cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn tùy thuộc vào dạng hỏng của van) |
52 | Cảm biến vị trí trục khủyu CKP: – Đường dây điện cảm biến CPS bị đứt. – Hỏng cảm biến, lỏng giắc cắm. |
– Động cơ không khởi động |
Bảng mã lỗi PGM-Fi cho xe máy Yamaha:
Bảng mã lỗi xe Yamaha
Mã số hiển thị trên màn hình LCD | Nguyên nhân | Triệu trứng |
13-14 | Cảm biến đo áp suất cổ hút MAP: Hở hoặc đứt dây CB MAP Bướm ga hỏng Hệ thống cung cấp khí hỏng |
Xe nổ tiếng không đều và hao xăng |
15-16 | Cảm biến đo vị trí tay ga TP-TPS: Hở hoặc đứt dây CB TP Cảm biến TP bị lệch, kẹt Hỏng CB TP |
Lên ga không được, hao xăng |
21-28 | Cảm biến đo nhiệt độ động cơ ETC-EOT: Hở hoặc đứt dây CB ETC Hỏng CB ETC |
Xe khó nổ khi sáng |
22 | Cảm biến đó nhiệt độ khí nạp IAT: Hở hoặc đứt dây CB IAT Hỏng CB IAT |
Xe hao xăng |
37-61-79 | Van điều khiển garenti tự động IACV-Ống thông hơi: – Hỏng van – Đứt dây điện – Hở gió, hở cổ hút, kẹt van – Lỗi ECU |
Xe khó nổ garenti không ổn định rồ ga lớn (treo ga) |
39 | Kim phun(INJECTOR): – Hở hoặc đứt dây nguồn Kim Phun – Hỏng Kim Phun – Kẹt hoặc tắc Kim Phun – Hở hoặc lỏng dắc điện | Xe không thể nổ |
44-50 | ECU: – Lỗi do ECU – Lỗi không được ghi, đọc đúng cách trong ECU – Bộ nhớ bên đầy, hỏng hoặc lỗi |
Xe có thể nổ được hoặc không |
Bảng mã lỗi xe Suzuki,Bảng mã lỗi Fi
Mã số hiển thị trên màn hình LCD | Nguyên nhân | Triệu trứng |
11 | Lỗi mạch tín hiệu cảm biến MAP: -Tiếp xúc kém đầu giắc cảm biến. -Hở mạch tín hiệu cảm biến MAP( Đứt dây VCC, PB, SG) -Chập dây tín hiệu. -Hỏng cảm biến. | – Động cơ khởi động vẫn nổ máy bình thường. Nhưng động cơ hoạt động không đúng công suất ( dư xăng hoặc thiếu xăng) – Không gây ra hiện tượng mất xăng + mất lửa trên xe. |
7 | Lỗi mạch cảm biến ECT/ EOT: – Tiếp xúc kém đầu giắc cảm biến. – Hở mạch tín hiệu cảm biến ECT/EOT ( Đứt dây TW, SG) – Chập dây tín hiệu TW với SG hoặc mát sườn. – Hỏng cảm biến. | – Động cơ khó khởi động ở nhiệt độ thấp ( Máy nguội). Dẫn đến tình trạng xe chạy không đúng công suất ( do thiếu xăng lúc động cơ nguội, nhưng lại thừa lúc động cơ nóng) – Không gây ra hiện tượng mất xăng + mất lửa trên xe. |
33 | HỎNG EEPROM trong ECM | – Động cơ khó khởi động. – Tốc độ Galenty không ổn định. – Động cơ đang nổ Galenty thì tắt máy đột ngột. |
54 | Lỗi mạch cảm biến góc nghiêng BA: – Tiếp xúc kém đầu giắc cảm biến. – Hở mạch tín hiệu cảm biến góc nghiêng BA ( Đứt dây VCC, BA, SG) – Hỏng cảm biến góc nghiêng | – Động cơ khởi động không được. – ECM không điều khiển xăng + lửa. |
82 | Lỗi mạch điều khiển Van cầm chừng nhanh SOLV: – Lỏng giắc Van điện từ. – Hở mạch điều khiển Van cầm chừng nhanh SOLV ( đứt dây dương nguồn sau khóa cấp cho Van, đứt dây do ECM điều khiển nối mass) – Hỏng Van cầm chừng nhanh SOLV. | – Động cơ khó khởi động. – Tốc độ Galenty không ổn định. – Tốc độ galenty cao hơn bình thường. |
88 | Lỗi mạch điều khiển Van bay hơi nhiên liệu EVAP: – Lỏng giắc Van điện từ. – Hở mạch điều khiển Van EVAP ( đứt dây dương nguồn sau khóa cấp cho Van, đứt dây do ECM điều khiển nối mass) – Hỏng Van EVAP. | – Động cơ khởi động nổ máy bình thường. – Ảnh hưởng nhỏ trong quá trình tăng tốc. |
21 | Lỗi mạch cảm biến O2: – Tiếp xúc kém đầu giắc cảm biến. – Hở mạch tín hiệu cảm biến O2 ( Đứt dây O2). – Hỏng cảm biến. | – Động cơ khởi động vẫn nổ máy bình thường. – Nhưng khi lỗi cảm biến O2 dẫn đến công suất xe bị ảnh hưởng. |
Một số lỗi trên xe vespa. hoặc cứu hộ xe vespa để được sửa chữa tôt nhất.
Tổng kết
Khi bạn gặp phải những lỗi trên bảng mã lỗi xe Honda của mình, bạn nên mang xe đến cho một người chuyên nghiệp hoặc một cửa hàng sửa chữa xe để kiểm tra và xử lý vấn đề đó. Sử dụng thiết bị đọc mã lỗi là một cách tiếp cận đầu tiên để xác định trên bảng mã lỗi nguyên nhân của sự cố và giải quyết nó.Hãy liên hệ 0902155416 cứu hộ xe máy chuyên nghiệp
Ngoài ra khi sử dụng xe có hệ thống phun xăng điện tử thì chắc chắn bạn đừng bao giờ quên vệ sinh kim phun xăng định kỳ nhé, vì đây là bước bảo dưỡng cơ bản nhất đối với các xe trang bị hệ thống phun xăng điện tử FI